Categories
Cách chơi nến và dùng nến Review nến BBW Review nến DW Review nến Goose Creek Review Nến Yankee

CÁC TẦNG HƯƠNG CỦA NẾN – DÀNH CHO NGƯỜI MỚI CHƠI NẾN

Hello mọi người, hôm nay Mai giải thích về các tầng hương của nến – dành cho người mới chơi nến.

(Bài viết được tổng hợp từ nhiều ý kiến đóng gói của các chuyên gia và mọi người! Xin cảm ơn tất cả những đóng gói để bài viết hoàn thiện hơn và cung cấp đúng kiến thức cho người mới chơi nến)

CÁC TẦNG HƯƠNG CỦA NẾN - DÀNH CHO NGƯỜI MỚI CHƠI NẾN
CÁC TẦNG HƯƠNG CỦA NẾN – DÀNH CHO NGƯỜI MỚI CHƠI NẾN

I. KHÁI NIỆM COLD THROW VÀ HOT THROW:
1. COLD THROW: đây là mùi khi cold sniff (ngửi lúc lạnh), là mùi hương bạn cảm nhận được ngay khi mở nắp hũ nến, chưa đốt và sáp còn ở nhiệt độ phòng nên gọi là COLD THROW.

2. HOT THROW: đây là mùi nến khi đã được đốt lên.
Mình sẽ giải thích ở phần dưới các tầng mùi hương của nến, vì sao, cùng một bộ mùi mix các loại tinh dầu giống hệt nhau nhưng HOT THROW có thể có cảm giác mix mùi khác hẳn so với COLD THROW.

CÁC TẦNG HƯƠNG CỦA NẾN - DÀNH CHO NGƯỜI MỚI CHƠI NẾN
CÁC TẦNG HƯƠNG CỦA NẾN – DÀNH CHO NGƯỜI MỚI CHƠI NẾN

II. CÁC TẦNG MÙI HƯƠNG CỦA NẾN
Trên các website của Yankee hay Goose Creek, khi bạn xem các note mùi hương, bạn sẽ luôn thấy phân biệt có 3 tầng mùi: Hương đầu, hương giữa, và hương cuối.

Các tầng mùi hương này được chia theo độ lớn của phân tử, và tốc độ bay hơi.

Tuy nhiên việc xếp theo các tầng này cũng là tương đối, và đôi lúc mới mở hũ nến ra coldsniff bạn cũng có thể thẩm thấy một vài note ở hương giữa hay ở hương cuối. Hay vài cây lúc đốt gần tắt vẫn còn thấy vấn vương mấy note ở hương đầu cũng là bình thường.

1. HƯƠNG ĐẦU: “Top Note”, đây là ấn tượng đầu tiên về mùi nến.

Đây thường là các note được ngửi thấy đầu tiên, dễ bay nhất và thường không lưu lại lâu.
Các note nằm trong hương đầu thường được nhận thấy khá rõ ở COLD THROW.

Các note hương đầu cũng có thể nhận thấy trong cả HOT THROW, nhưng độ phân cấp khác nhau.

Ví dụ như có 3 note trong hương đầu, thì một note nổi lên mạnh nhất với COLD THROW, nhưng HOT THROW thì có thể một note khác lại nổi lên mạnh mẽ hơn.

-> Các mùi hương đầu phổ biến: các mùi mát, nhẹ, floral, fresh hoặc các mùi tông cam chanh, vỏ cam quýt.


2. HƯƠNG GIỮA: “Mid Note”, đây là mùi hương chính, thường chiếm tỉ trọng tinh dầu/mùi cao nhất.

Trong quá trình sản xuất nến, người ta đốt lỏng sáp, và khi tới một nhiệt độ nhất định tan sáp thì cho tinh dầu vào. Bởi vậy những giọt tinh dầu được lớp sáp ôm lấy khi nguội đi, và chỉ được giải phóng và toả mùi mạnh mẽ khi lớp sáp được đốt tới nhiệt độ bay hơi của tinh dầu đó.

Các note tinh dầu có nhiệt độ bay hơi khác nhau, được giải phóng mạnh mẽ ở các thời điểm sáp tan khác nhau, trở nên chủ đạo, sẽ tạo ra cảm giác mix mùi khác nhau ở từng thời điểm đốt nến.

Bởi vậy khi đốt nến, trong HOT THROW thường rõ nhất là các mùi note hương giữa. Đôi khi có thể thấy note hương đầu và có thể mix cả vài note hương cuối để tạo thành mùi hương độc đáo khi đốt..

-> Các mùi hương giữa phổ biến: thảo dược, floral, quả, berries hay gia vị.


3. HƯƠNG CUỐI: “Base Note”, mùi hương còn lưu lại cuối cùng ngay cả sau khi đốt.

Thường đây là những mùi hương mà tinh dầu có kích cỡ phân tử lớn nhất, có nhiệt độ bay hơi khá cao để toả khi đốt nến lâu, và có mùi đậm.

Đây cũng là mùi hương còn lưu lại cuối cùng, ngay cả sau khi bạn tắt nến.

-> Các mùi hương cuối phổ biến: thường là mùi mạnh, lưu hương lâu, ấm hoặc ngọt như hương gỗ, hương vani ngọt, hay xạ hương, hương hổ phách.

Mặc dù tên là hương “cuối”, nhưng kể cả khi COLD THROW hoặc mới đốt nến, sáp chưa được đốt tới ngưỡng bay hơi để toả mạnh thì có những note mùi của hương cuối (base) vẫn có thể toả xen kẽ với các lớp hương ở hương đầu và hương giữa để cùng mix và tạo ra mùi chung.


Mình lấy ví dụ như cây Pink Sands của Yankee nha, note mùi trên website như sau:

Hương đầu: cam quýt, dưa, berry
Hương giữa: Hoa osmanthus
Hương cuối: Vani cay, Xạ hương, Hương gỗ

Mình mới lôi Pink Sands ra thử nghiệm mùi lại thì thấy như sau:

COLD THROW
– Note mùi dưa lưới melon (top note) rất rõ chủ đạo luôn
– Sau đó tới note mùi dâu berry (top note)
– Còn top note còn lại mùi cam quít thì mình không nhận ra.
– Mân mê nắp lọ nến một lúc thì có thấy ít mùi hoa osmanthus (ở mid note) và một tẹo mùi gia vị vani (ở base note)

HOT THROW nến đốt lên (đây là cảm nhận mùi cá nhân của mình, set ở nhiệt độ đèn trung bình)
– Mới đốt tầm 15 phút: Mùi dưa lưới (top note) giảm đi so với khi nguội, nhưng vẫn rất rõ. Mùi hoa osmanthus (mid note) toả ngát và ngọt ngào được giải phóng mạnh mẽ. Note Citrus (top note) giờ mới bắt đầu thấy, chắc vì note này nên nhiều người bảo đốt Pink Sands lên chua, còn mình thì lại rất thích note này. Mùi berry (top note) không còn nhận thấy nữa.
– Đốt tới tầm 30 phút, mùi vani cay cay ngọt ngào (base note) cũng bắt đầu xuất hiện, mùi xạ hương ngây ngất rạo rực mình cũng bắt đầu thẩm được. Còn lại là một hỗn hợp mix ngọt ngào của osmanthus, melon và citrus nhẹ.
– Khi gần tắt nến đi thì trong phòng sẽ còn vương vấn mùi vani ngọt, xạ hương, mùi gỗ rõ và một xíu mix ngọt ngào của hoa osmanthus và dưa lưới cũng vấn vương.

III. CÁC TẦNG MÙI HƯƠNG CỦA NƯỚC HOA
* Với NƯỚC HOA thì mùi tinh dầu nước hoa được mix nhiều hương khác nhau sau quá trình sản xuất và ủ thì tạo thành 1 hợp hương. Theo nhiều web về nước hoa thì hợp hương phân tách thành 3 lớp rõ rệt: top note (hương đầu), mid (hương giữa), và base (hương cuối) toả ra theo từng quãng thời gian.
– Hương đầu là khi mới xịt
– Hương giữa là khi nước hoa đã xịt một lúc, hương đầu đã bay mất, còn lại hương giữa
– Sau khi hương giữa đã bay đi thì còn lại hương cuối đọng mùi lâu nhất.
Theo nghiên cứu từ Jean-Francois House Page (Thanks to Mr Tung Duong) thì từng pha toả hương thực ra là sự hoà trộn không nhất thiết theo từng lớp riêng. Ở mỗi pha của quá trình toả hương, các note trong từng lớp sẽ có sự hoà quyện với những note trong các lớp hương khác. VD như Top Note có thể gồm cả những mùi ở lớp hương giữa (Middle Note) và cả những note ở lớp hương cuối (Base Note).

CÁC TẦNG HƯƠNG CỦA NẾN - DÀNH CHO NGƯỜI MỚI CHƠI NẾN
CÁC TẦNG HƯƠNG CỦA NẾN – DÀNH CHO NGƯỜI MỚI CHƠI NẾN

Như vậy, các lớp mùi của nến liên quan tới quá trình giải phóng từng mùi trong từng lần đốt nến, không phải là hũ nến chia làm 3, mỗi khúc có một mùi (có dòng nến Triology của Woodwick cũng chia làm 3 phần, một phần một mùi -> mỗi phần lại có 1 hương đầu, hương giữa, hương cuối riêng biệt). Nhiều người nhầm cái này lắm nè ^^.

Mình viết bài này để mọi người cùng hiểu nến và yêu nến! Chúc mọi người luôn vui vẻ!

PS: Ảnh là bộ sưu tập giáng sinh và địa danh của Bath Body Works. Mình rất yêu label mấy em này, sau 1 thời gian mới sưu tập đủ.

#maireviewnen #reviewnen #reviewnenthom

Categories
Review nến Goose Creek Review Nến Yankee

REVIEW SO SÁNH LILAC GARDEN GOOSE CREEK VÀ LILAC BLOSSOMS YANKEE

Mùi hoa hôm nay mình thẩm là Lilac, hoa Tử Đinh Hương với hai hũ Lilac Garden của Goose Creek và Lilac Blossoms Yankee.

REVIEW SO SÁNH LILAC GARDEN GOOSE CREEK VÀ LILAC BLOSSOMS YANKEE

Hoa tử đinh hương mọc thành chùm màu tím nhạt, hoặc giác có thể màu hồng, trắng, xanh nhạt. Hoa tử đinh hương có mùi hương nồng nàn mạnh mẽ, thường trồng thành bụi làm cảnh, xuất phát từ châu Âu.

Vì màu hoa chủ đạo là màu tím nên label của 2 em Lilac Garden của Goose Creek và Lilac Blossoms Yankee đều là tím nhạt lãng mạn, rất hợp với màu hoa lilac.

Đây là note mùi của 2 em ấy trên web:

LILAC GARDEN GOOSE CREEK
Hương đầu: Tử đinh hương trắng, Cánh hoa sen
Hương giữa: Những chiếc lá xanh ướt sương
Hương cuối: Gỗ sồi trắng

LILAC BLOSSOMS YANKEE
Hương đầu: Lá xanh, hoa súng, cam Bergamot
Hương giữa: Cánh hoa tử đinh hương, Lục bình, nụ tulip
Hương cuối: lá tuyết tùng, cỏ vetiver, rêu

Mùi hoa Tử Đinh Hương (Lilac) mình thấy khá mát và rất thiên nhiên, tông hoa lạnh tây hơi hướng hoa oải hương lavender hay mấy cây hoa thân cỏ, không phải mùi ngát hay là ngọt kiểu mùi hoa hồng, hoa nhài.

Trong 2 cây hoa lilac này mình thiên hẳn về cây Lilac Garden của Goose Creek. Khi thẩm Lilac Garden Goose Creek, mình cảm nhận được một mùi hoa, mùi cây, mùi cỏ rất hoang dại tự nhiên.

Mùi Lilac Blossoms Yankee mình có cảm nhận mùi hoa tử đinh hương nhiều, nhưng lại thấy có soapy, có vẻ mix cả mùi xà phòng để hũ thơm hơn.

Hậu vị của cây Lilac Garden của Goose Creek có note gỗ sồi trắng rất là hay, nhấn thêm tông cỏ, gỗ và làm trầm mùi xuống, nhưng vẫn giữ tông hoang dại.

Còn hậu vị của cây Lilac Blossoms Yankee mình lại thấy nhiều mùi hoa mùi lá hơn, và thấy soapy xà phòng rất rõ.

Đốt để thơm phòng khử mùi thì Lilac Blossoms Yankee sẽ rất tốt, mà đốt để thẩm hương hoa tinh tuý thì mình thiên về Lilac Garden của Goose Creek.

REVIEW SO SÁNH LILAC GARDEN GOOSE CREEK VÀ LILAC BLOSSOMS YANKEE

Chúc mọi người thẩm nến vui vẻ nhé!

#maireviewnen #reviewyankee #reviewgoosecreek #reviewnenyankee #reviewnengoosecreek

Categories
Review nến Goose Creek Review Nến Yankee

REVIEW SO SÁNH GARDENIA PETALS GOOSE CREEK VÀ WHITE GARDENIA YANKEE

Hôm nay mình tiếp tục so sánh 2 cây hoa với cái tên gần giống nhau từ 2 hãng khác nhau: Goose Creek Gardenia Petals và Yankee White Gardenia.

REVIEW SO SÁNH GARDENIA PETALS GOOSE CREEK VÀ WHITE GARDENIA YANKEE
REVIEW SO SÁNH GARDENIA PETALS GOOSE CREEK VÀ WHITE GARDENIA YANKEE

Gardenia là hoa Dành Dành, hoặc có tên khác như bạch thiên hương; chi tử; thuỷ hoàng chi; mác làng cương. Mình search lên search xuống mà phát hiện ra em hoa này có ở Việt Nam mà mình cũng chưa nhìn thấy hoa này hay chưa được thưởng thức hương hoa của em ý bao giờ.

Nhưng mùi Gardenia này mình thực sự cảm thấy giống mùi hoa đại (hoa sứ), các bạn vào thẩm cùng mình với.

Đây là một mùi hoa rất rõ mùi, không lẫn vào đâu được. Cảm giác khi đốt em ý là mùa hè rực rỡ sắp tới rồi sao.

Mùi hoa dành dành mix ở cả 2 cây Yankee và Goose Creek giống nhau tầm 70%. Cây Yankee White Gardenia cảm nhận của mình là được mix thêm với nhiều mùi hoa hơn nên cảm giác nó thanh mát bay bay. Còn cây Goose Creek Gardenia Petals thì được mix thêm với Vani nhiều hơn nên hậu vị khá ngọt ngào và lưu hương lâu hơn. Để lưu hương lâu thì các hãng nến luôn phải mix với hương gỗ, hương hổ phách, xạ hương hoặc hương vani, các mùi này sẽ lưu tầm 6-7 tiếng nên nằm ở lớp hương cuối. Mùi hoa thường chỉ lưu tầm 2 tiếng nên hay để ở lớp hương đầu.

Note mùi của 2 ý đây:

Goose Creek Gardenia Petals:
Hương đầu: cánh hoa dành dành hoàng gia
Hương giữa: Hoa huệ, Hoa nhài, Hoa cam
Hương cuối: Gỗ đàn hương, Hổ phách, Vani

Yankee White Gardenia:
Hương đầu: Đào, Quả mọng, Đinh hương
Hương giữa: Hoa dành dành, Hoa nhài, Hoa huệ, Hoa lan Nam Phi
Hương cuối: Xạ hương, Hương gỗ

Hương Gardenia mình coldsniff rất thích, nhưng hương khá mạnh nên khi đốt thì không dám để đèn quá to vì một lúc sẽ bị ngộp thở quá. Mình chỉ để đèn nhỏ thoang thoảng như kiểu lướt qua vườn qua thì sẽ rất dễ chịu.

Hai cây này mình thiên về Yankee White Gardenia hơn một chút, dù lưu hương không lâu bằng vì mùi hoa Gardenia mình thích được ngửi mùi hoa thuần không ngọt hơn. Ai thích lưu hương lâu, toả mạnh thì chọn Goose Creek Gardenia Petals cũng rất hay nhé!

#maireviewnen #reviewyankee #reviewgoosecreek #reviewnenyankee #reviewnengoosecreek

Categories
Review nến Goose Creek Review Nến Yankee

REVIEW SO SÁNH SWEET PEA GOOSE CREEK VÀ GARDEN SWEET PEA YANKEE

Hôm nay mình lại chong đèn 2 em này. Đây là một trong những mùi hoa hidden gem (viên ngọc ẩn mình) mà khi tìm ra mình đã rất thích thú.

REVIEW SO SÁNH SWEET PEA GOOSE CREEK VÀ GARDEN SWEET PEA YANKEE

Từ mùa xuân năm nay mình đã sưu tầm rất nhiều mùi hoa. Có nhiều mùi hoa hơi na ná giống nhau, không được toả (vì note mùi hoa thường chỉ lưu hương rất ngắn), nhưng bạn hoa Sweet Pea đậu thơm thì thật đặc biệt.

– Sáp và label: Hũ Goose Creek Sweet Pea sáp màu tím nhạt, và Yankee Garden Sweet Pea thì màu xanh đậm. Mình thích label của Goose Creek Sweet Pea hơn vì cả một khóm hoa tím trắng trông rạo rực xuân hè, nhìn đã thấy tò mò muốn mở ra ngửi. Sáp màu tím nhạt cũng hợp với mùi hương hoa này hơn.

– Mùi hương:
Mình thì chưa ngửi mùi hoa Sweet Pea đậu thơm bao giờ, nhưng mình đặc biệt thích hương Sweet Pea ở cả 2 cây Goose Creek Sweet Pea và Yankee Garden Sweet Pea.

Mùi này cứ mỗi lần mình đốt là thấy toả ngát cả phòng, có cảm giác lung linh như sương sáng sớm trong nụ hoa dưới nắng xuân hè, toả hương thơm thơm ngát. Ai thích Pink Sands, mà sợ mùi citrus đốt thấy chua chua thì chuyển sang Sweet pea này, mùi vẫn ngọt vẫn ngát mà không chua tí nào.

REVIEW SO SÁNH SWEET PEA GOOSE CREEK VÀ GARDEN SWEET PEA YANKEE
REVIEW SO SÁNH SWEET PEA GOOSE CREEK VÀ GARDEN SWEET PEA YANKEE

Note mùi trên web của 2 em ý như sau:
Goose Creek Sweet Pea
Hương đầu: Hoa đậu thơm (Sweet Pea), hoa đào nở rộ
Hương giữa: Hoa lan Nam Phi, Hoa mùa xuân
Hương cuối: Gỗ đàn hương, Vani nhẹ

Yankee Garden Sweet Pea
Hương đầu: Hoa đậu thơm (Sweet Pea), Lê, Đào trắng
Hương giữa: Hoa lan Nam Phi, sương mù ozone
Hương cuối: Gỗ hồng sắc, Vani, Xạ hương

Thẩm thì mình thấy hai em này giống nhau tầm 85%. Ngay cả note mùi cũng thể hiện các bạn Goose Creek và Yankee có copy nhau khi mix nè: đều có hoa đào ở note đầu, hoa lan nam Phi ở hương giữa, và 1 tông gỗ cùng với tông vani ở hương cuối.

Em Goose Creek Sweet Pea thì thấy mùi hoa mát hơn, còn em Yankee Garden Sweet Pea thì thấy ngọt hơn (mà không phải ngọt nước hoa mà là ngọt vani dễ chịu ý hihi).

Độ lưu hương của 2 em này đều tuyệt vời như nhau. Mặc dù note hoa đậu thơm (Sweet Pea) của cả 2 em đều nằm ở hương đầu, nhưng sau khi đốt một lúc lâu sau vào phòng mình vẫn thấy vương vấn mùi hoa.

Pha này mình thiên về em Yankee Garden Sweet Pea vì mình là con người thích hoa nhưng hảo ngọt hihi! Ai thích kiểu thanh mát thì nên chọn Goose Creek Sweet Pea, cực kì hay nhé.

Chúc mọi người thẩm nến vui vẻ nha!

#maireviewnen #reviewyankee #reviewgoosecreek #reviewnenyankee #reviewnengoosecreek

Categories
Review nến Goose Creek Review Nến Yankee

Review so sánh Clean Cotton Yankee và Soft Linen Breeze Goose Creek

Hai cây Clean Cotton của Yankee và Soft Linen Breeze của Goose Creek mình thấy giống nhau 95%.

Review so sánh Clean Cotton Yankee và Soft Linen Breeze Goose Creek
Review so sánh Clean Cotton Yankee và Soft Linen Breeze Goose Creek

Với Yankee thì trong mấy cây Fresh Clean gồm Soft Blanket, Fluffy Towel và Clean Cotton thì mình thích nhất Clean Cotton vì thấy ít mùi nước hoa nhất, mà lại sạch sẽ đúng như quần áo vừa giặt bột giặt thuần xong.

Bây giờ mình sẽ so sánh 2 cây Clean Cotton của Yankee và Soft Linen Breeze của Goose Creek.

– Màu sắc: Màu sáp của cả 2 em đều là màu trắng sạch sẽ tinh khôi

– Lọ nến: Hình dáng gần giống hệt nhau, Goose Creek là 24oz (680g), Yankee là 22oz (623g). Nắp nến gioăng nhựa của Goose ghi Made in China, của Yankee thì ghi Made in the USA, nhìn cũng ít nhựa thừa và xịn hơn nắp Goose. Nhưng mình thấy nắp Goose đậy chặt hơn. Yankee bị mấy cây nắp lỏng gioăng rồi.

– Chất sáp: Cả 2 bạn này đều là Paraffin, đã được khử các gốc độc hại.

– Label: Thích của Soft Linen Breeze Goose Creek hơn vì nhìn em gấu đã thích rồi. Label Clean Cotton mình nghĩ chắc phải cổ lâu lắm rồi từ mấy năm 1990 mà chưa thay (đây là 1 trong những mùi classic muôn đời tồn tại của Yankee mà).

Review so sánh Clean Cotton Yankee và Soft Linen Breeze Goose Creek
Review so sánh Clean Cotton Yankee và Soft Linen Breeze Goose Creek

– Mùi hương: Note mùi của 2 em ý trên web như sau:
Goose Creek Soft Linen Breeze:
Hương đầu: Làn gió nhẹ mùa hè
Hương giữa: Hoa oải hương
Hương cuối: Hoa lily từ thung lũng

Yankee Clean Cotton:
Hương đầu: Ozone, Lá xanh, Cam Bergamot
Hương giữa: Hoa lily từ thung lũng, Hoa hồng
Hương cuối: cỏ vetiver, Tuyết tùng, Xạ hương, Hương gỗ

Mới cold sniff thì em Clean Cotton Yankee nồng hơn, có lẽ vì có note Ozone. Khi đốt lên thì cả 2 em đều toả mạnh như nhau. Đây là tông mùi mình rất thích để phòng khách, để mấy chỗ có trải thảm, có rèm vì cảm giác vừa giặt thảm giặt rèm xong rất sạch.

Cảm giác lưu hương thì thấy em Soft Linen Breeze Goose Creek có một chút ngọt ấm hơn. Còn em Clean Cotton Yankee thì cảm giác mát lạnh và sạch sẽ hơn. Chỉ khác nhau một xíu xiu thôi, tầm 5%, còn 95% thì giống nhau.

Nhân đây mình cũng thấy bạn Goose ghi note mùi rất khó đoán luôn. Bạn Yankee thì thấy transparent các note mùi rất dễ dàng cảm giác thấy. Bạn Goose thì mix mùi có vẻ bí hiểm hơn, các note mùi ghi trên nhãn kiểu như chỉ là 1/3, 1/4 của các note mùi thực sự.

Review so sánh Clean Cotton Yankee và Soft Linen Breeze Goose Creek

Cả 2 cây này với mình đều xuất sắc nên có trong nhà, nhất là những chỗ cần mùi fresh thực sự sạch sẽ (trải thảm, có rèm, có nhiều vải, quần áo).

Với mình thì mình thiên về cây Soft Linen Breeze của Goose Creek một xíu xiu vì label quá yêu ^^.

Chúc mọi người thẩm nến vui vẻ nhé!

#maireviewnen #reviewyankee #reviewgoosecreek #reviewnenyankee #reviewnengoosecreek

Categories
Cách chơi nến và dùng nến Review nến BBW Review nến Goose Creek Review Nến Yankee

Những vật dụng cần có khi chơi nến

NHỮNG VẬT DỤNG CẦN CÓ VÀ CÓ CHO VUI KHI CHƠI NẾN – Dành cho người mới

(Mình không bán các dụng cụ này, chỉ review những thứ mình đang dùng và thấy hữu dụng)

Những vật dụng cần có khi chơi nến
Những vật dụng cần có khi chơi nến

Chào mọi người, hôm nay thì Mai sẽ review các dụng cụ cần có khi chơi nến nhé:

1. TEAM ĐỐT LỬA:

Ưu điểm của đốt lửa là cảm giác ấm áp khi ngọn nến được đốt, cảm giác nhìn ngọn lửa cũng tạo cảm xúc tích cực.

Mặt trái là cần đốt lửa ở phòng thoáng, lửa đốt sẽ sinh ra các khí không được tốt nên có khuyến cáo 1 ngày không nên đốt lửa quá vài tiếng vì không tốt cho phổi.

– Cách đốt lửa: Dùng bật lửa châm. Đốt lửa mỗi lần cần tầm 1 tiếng để sáp tan đều bề mặt và không bị lõm bấc.

– Cách tắt lửa: Mình không ủng hộ cách dùng cây khều bấc nến dìm bấc xuống sáp lỏng, vì cách này khiến sáp có nhiều cặn đen trông bửn lắm. Mình cũng không ủng hộ cách đóng nắp vì cách này làm phần sáp phía trên nến ám mùi khói khét. Theo mình cách tốt nhất vẫn là thổi đi, dù có chút khói nhưng sẽ tan nhanh, và nến vẫn thơm và sạch cho lần đốt sau. Ai có điều kiện thì mua cái chuông dập nến cũng được, nhưng sẽ vẫn có khói.

Dụng cụ cần có:

– Bật lửa: Bật lửa thường có thể đốt nến, nhưng nếu nến đốt nhiều mà cổ nến bé thì việc dùng bật lửa thường, xong dốc ngược cây nến lại có chút khó khăn. Nên mình thấy nên sắm 1 cây bật lửa chuyên dụng cho nến. Bật lửa điện cũng ok vì nó sạch, chỉ cần sạc điện mà không cần đổ ga. Bật lửa ga thì rẻ hơn chút, mà khi hết ga sẽ cần lấy thêm.

Những vật dụng cần có khi chơi nến
Bật lửa – Những vật dụng cần có khi chơi nến

– Cây khều bấc nến: Mình thấy cái cây khều này rất tiện dụng nè. Mình không dùng cây khều để tắt bấc, mà thường dùng cây khều để chỉnh lại vị trí khi bấc bị lệch. Hoặc khều cặn, sạn, côn trùng lỡ rơi vào sáp nến.

Những vật dụng cần có khi chơi nến
Cây khều bấc nến – Những vật dụng cần có khi chơi nến

– Mũ nến topper: Phải có nhé. Đây là một cái vòng kim loại đội lên nến, dụng cụ giúp cho nhiệt tản đều khắp mặt nến khi đốt, và giúp cho sáp tan đều chứ không bị lõm ở giữa chỗ bấc. Cái vòng kim loại nhỏ mà có võ, từ lúc dùng nó thì dù mặt nến rộng mênh mông mà bấc bé tí, thì sáp vẫn tan hết cả mặt.

Mũ nến topper – Những vật dụng cần có khi chơi nến

Dụng cụ có cho vui:

– Chuông dập nến: Trông khá sang chảnh khi bạn dập nến, nguyên lý cắt ôxy cho ngọn lửa. Nhưng vẫn sẽ có khói nhé.

Những vật dụng cần có khi chơi nến
Chuông dập nến – Những vật dụng cần có khi chơi nến

– Chong chóng quay: mình cũng tốn kha khá tiền cho các mẫu mã chong chóng khác nhau. Mà đốt lửa thấy chong chóng quay cũng vui lắm. Chong Chóng nến dựa vào nguyên lý luồng khí nóng bốc lên, nên khi đặt chong chóng bên trên nến đang cháy, chong chóng sẽ tự quay rất đẹp mắt.

– Kéo cắt bấc: Giúp cho bấc không bị rơi xuống muội đen ở sáp nến.

Những vật dụng cần có khi chơi nến
Kéo cắt bấc – Những vật dụng cần có khi chơi nến

– Khay nến, đế nến: giúp cho góc nến đẹp hơn, long lanh hơn.

2. TEAM ĐỐT ĐÈN

Ưu điểm của đốt đèn là mùi nến toả rất nhanh và mạnh hơn đốt lửa. Đèn có thể dùng ở phòng điều hoà, phòng kín. Khí toả ra cũng chỉ là mùi tinh dầu, không có hợp chất khí lạ nên khá an toàn.

Mặt trái là đốt đèn nếu không tiết chế thời gian thì hũ nến sẽ nhanh chóng mất sạch mùi tinh dầu.

Cách dùng đèn đốt của mình thường là để đèn ở độ nóng vừa phải, dùng cho tới khi tan hết bề mặt thì ngừng. Lúc này mùi nến cũng toả được cả phòng và khá lưu hương.

Mình thường không bao giờ đốt đèn kiểu tan lỏng hết rất nhiều sáp, mà chỉ tan vừa phải nhiều nhất 1 đốt ngón tay. Khi nào quá nhạt mùi thì cho muỗng vào đổ ra 1 lớp mỏng phía trên. Bạn dùng cái muôi nhựa như muôi múc sữa bột cho trẻ em cho sạch. Sáp đã đổ ra không còn mùi nữa, thì vẫn có thể chế thành cây nến mới, cho cái bấc vào để đốt làm quay chong chóng.

Dụng cụ cần có:

– Đèn đốt: Lần đầu mua đèn thì chưa nên chú trọng kiểu dáng, hãy chọn loại đèn chỉnh được độ sáng, chỉnh được độ cao đầu đèn. Mua thêm vài bóng đèn dự phòng nữa phòng khi đèn cháy lúc nửa đêm ^^. Trong quá trình nghiên cứu mình đã thẩm tới 6 em đèn khác nhau và đúng là công năng quan trọng hơn kiểu dáng.

Những vật dụng cần có khi chơi nến
Đèn đốt nến – Những vật dụng cần có khi chơi nến

– Chai, lọ để đựng sáp múc ra, 1 cái muỗng nhỏ để múc sáp lỏng ra.

Dụng cụ có cho vui:

– Mua bấc cotton/bấc gỗ để chế cây nến mới với lượng sáp đã đổ ra. Nến mới dùng đốt làm quay chong chóng. Nếu đổ tinh dầu mới vào thì sẽ hơi bị hoà với tinh dầu cũ sót lại nên mùi không được chuẩn.

Chúc các chị em thẩm nến vui vẻ!

#maireviewnen #reviewnenthom #reviewnen

Categories
Cách chơi nến và dùng nến Review nến BBW Review nến Goose Creek Review Nến Yankee

Cách tìm hiểu mùi hương mình thích

Cách tìm hiểu mùi hương mình thích – Dành cho người mới chơi nến

Cách tìm hiểu mùi hương mình thích
Cách tìm hiểu mùi hương mình thích

Vì Mai cũng mới chơi nến cách đây khoảng 2 tháng, đã từng trải qua giai đoạn mới tìm hiểu chưa biết mình thích gì. Mình cũng trải qua nhiều lần mua đúng nến nhảy cẫng lên đầy sung sướng, và cũng đầy lần hì hục đợi mãi mới rước được một cây nến về nhà, mở nắp ra đã đóng lại đăng pass luôn.

Nên mình chia sẻ với mọi người cách tiếp cận nến của mình:

1. Bắt đầu với hãng xịn và tốt:
Mình bắt đầu một chút với BBW và chủ yếu với Yankee.
Mình khuyên bạn bắt đầu với hãng xịn, để ngay từ đầu bạn đã xây dựng cho mình một tiêu chuẩn đủ tốt về từng nhóm mùi hương, từng note mùi hương. BBW thì có độ toả khá tốt, nhưng note mùi không nhiều tầng nhiều lớp. Yankee thì phải dùng đèn mới toả tốt, nhưng có đủ từng lớp mùi rất rõ ràng.
Đừng bắt đầu với những hãng chưa tên tuổi vì nếu gặp ngay 1 cây nến không tốt không toả, bạn có thể mất hứng chơi nến và bỏ qua cả một thế giới mùi hương rực rỡ.

Cách tìm hiểu mùi hương mình thích
Cách tìm hiểu mùi hương mình thích

2. Mua từ size nhỏ trước, mua đa dạng mùi để biết mình thích gì
Những bài review mọi người đọc trong hội, kể cả của Mai đều mang tính tham khảo. Nếu bạn hợp gu với tôi, thì tôi thích cây gì bạn cũng sẽ thích. Nhưng nếu lệch gu thì sẽ không thích.
-> Tự mỗi người nên khám phá đa dạng mùi.
Với mình thì mới đầu mình đi thẩm cold sniff ở các store của Yankee rất nhiều để biết note gì mình thích.
Ngoài ra mình còn order rất nhiều nến sample (nến tạ ơn) size nhỏ, và cả sáp thơm của Yankee để biết rõ gu mình.
Khi xác định rõ mùi gì mình thích thì mình mới đặt tiếp size L hoặc M.

3. Chọn các seller uy tín, hiểu rõ bạn
Khi mới chơi nến thì mình rất may mắn vì gặp được một seller hiểu rõ gu của khách, tư vấn khách đúng mùi khách cần. Bạn ấy bỏ rất nhiều thời gian chat với mình để hiểu rõ gu. Sau khi batch đầu tiên về tới mình, bạn ấy hỏi rõ mùi gì mình thích, mùi gì mình không thích.
Và chính mình còn phải hỏi bạn ấy xem gu của mình là gì. Và bạn ấy nói gu mình là Floral – quả – Spice. Mình thấy đúng là như vậy :).
Giờ bạn ấy bảo cây nào hợp là mình dễ xuống tiền luôn vì thấy bạn ý rất hiểu mình. Cây nào mình muốn mà bạn ấy không thể order thì cũng đi hỏi các nơi giúp mình nhiệt tình luôn.

Trong hội nến mình cũng gặp các seller rất tốt bụng và uy tín, luôn giao hàng đúng hạn và nến an toàn!

4. Ghi nhật kí về các note mùi mình thích và không thích
Gần đây có một bài post của một bạn, mình thấy rất thích thú về chủ đề nến mình không thích. Có nhiều mùi người này bảo ghét, nôn oẹ, tởm, không chịu nổi, thì người kia lại suýt xoa bảo chân ái, không thể sống thiếu được, cực kì thích. Đúng là a man’s trash is another man’s come up. Thứ rác rưởi của người này lại là vàng với người khác.

Mai cũng có 1 cái note nhật kí những note mình thích:
VD: Note mình thích: Tobacco Flower, Osmanthus, Ebony
Note mình không chịu được: Oakmoss, Balsam của Yankee

Nhưng lưu ý là từng note của thương hiệu này có thể bạn thích/ghét, nhưng của thương hiệu khác thì lại không chắc chắn nha!
VD: Mai rất sợ note Balsam của Yankee, mà rất là thích note thông của bên BBW (Fresh Balsam là mùi mình thích nhất của BBW luôn)

5. Ngoài ra:
– Để những em nến mình thích nhất ở vị trí dễ nhìn thấy nhất, để mỗi lần nhìn thấy tăng thêm năng lượng tích cực.
– Sắm một cây đèn đốt nến, vì nhiều cây nến chỉ toả tốt với đèn, đốt lửa mùi quá nhẹ.
Nếu là lần đầu tiên bạn mua đèn đốt nến, chưa cần kiểu dáng đẹp hay không mà hãy chọn một cây chỉnh được độ cao của đầu đèn để vừa nhiều loại nến. Và đèn nên chỉnh được độ sáng để kiểm soát độ tan của sáp nến.

Chúc các chị em thẩm nến vui vẻ và yêu thương!

From Mai with love :**
#maireviewnen #reviewnenthom #reviewnen

Categories
Review nến Goose Creek

Review bộ sưu tập nến World Traveller Goose Creek

Review bộ sưu tập nến World Traveller Goose Creek

Review bộ sưu tập nến World Traveller Goose Creek
Review bộ sưu tập nến World Traveller Goose Creek

Khi hơn 1 năm không bay quốc tế thì người nông dân thích đi du lịch phải làm gì?

Khi nhìn thấy bộ sưu tập World Traveller của Goose Creek thì trái tim mình đã rung rinh hết cả lên.

Goose thật khéo léo khi đưa cái hồn của từng quốc gia vào trong từng mùi nến đặc trưng.

Như là Đức thì phải nhắc tới bánh mỳ.

Như là Pháp thì phải nhắc tới các loại bánh ngọt.

Như là Tây Ban Nha thì là rượu.

Ngoài ra những mùi quốc gia này khi đốt lên mình có thể Mường tượng lại rõ ràng những kỉ niệm khi tới đó:

Mùi của Nhật Bản là mùi lê thanh Nashi Pear, cực kì thanh sạch, giống như không khí của Nhật Bản khi mình tới thăm.

Mùi của Norway Ice Water là một mùi lạnh sang giống như đi mấy núi băng.

Mùi của Phần Lan Magical Lapland thì thấy giống như một chiều cuối thu Hà Nội, gió heo may về, cây lá vàng rụng gần hết.

Mùi Jamaica là một mùi mình cực kì ưng luôn, gu bánh kẹo hơi ngọt, mà có ít chuối nịnh mũi kinh khủng. Dù chưa tới Jamaica mà ngửi xong mùi này lại muốn tới.

Mùi England thì vất vả lắm mới rước được em ý về, còn phải order đắt hơn bao nhiêu. Nhưng khi nhận thì rất là ưng luôn. Vỏ đẹp xỉu, với toà nhà cổ kính đặc trưng. Mùi đúng mùi mùa đông xam xám lạnh lạnh xao xuyến nước Anh. Nó gợi lại cảm giác mùa đông mặt trời mọc lúc 9h sáng, lặn lúc 3h chiều, cứ đi làm lúc trời sắp sáng và về nhà lúc trời tối mịt khi mình còn ở Anh. Lúc này là chuẩn bị tất bật sắm sửa cho Noel.

Ưng bộ sưu tập World Traveller này lắm luôn.

Chào các bạn mình đi du lịch trong mơ tiếp đây!

#maireviewnen #reviewnen #reviewnenthom #reviewnengoosecreek #reviewgoosecreek

Categories
Review nến Goose Creek

Review nến Fresh Baked Bread Goose Creek

Review nến Fresh Baked Bread Goose Creek

Review nến Fresh Baked Bread Goose Creek
Review nến Fresh Baked Bread Goose Creek

Trời ơi! Bánh mỳ sáng mới ra lò thơm nức.

Mai mới rước em này, và thực sự quá là thích luôn ý!

Từ cái tên, tới bìa, tới cái mùi, mọi thứ đều perfect.

Tên em ý là Germany, Bánh mỳ mới nướng ra lò.

Khi từng qua Đức, chưa ở đâu mình thấy đa dạng các loại bánh mỳ, xúc xích, và bơ như vậy. Gian bánh mỳ ở Đức có lẽ là một trong những gian to nhất, toả hương ngào ngạt nhất khi đi qua.

Bánh mỳ dài, bánh mỳ tròn, bánh mỳ sừng bò, bánh mỳ đen, bánh mỳ nâu, bánh mỳ trắng, bách mỳ lúa mỳ, bánh mỳ lúa mạch, bánh mỳ chín vừa, bánh mỳ chín cháy, bánh mỳ tươi …

Trời trời…

Và mình hiểu tại sao mùi này nhiều người thích. Vì em ý rất tương đồng với mùi bánh mỳ buổi sáng ở Việt Nam mình.

Đi ra hàng bánh mỳ, trước khi cho nhân vào, họ cho vào lò nướng 1-2 phút. Và mùi này giống hệt mùi chiếc bánh mỳ trắng mới được lôi ra từ lò nướng, chuẩn bị cho thêm nhân. Đi ngang qua hàng bánh mỳ sẽ ngào ngạt mùi này.

Nếu như mua bánh mỳ về nhà thì mình cũng cho vào lò nướng làm ấm lên mùi thơm ngào ngạt. Và mùi hương của em Fresh Baked Bread toả lên cả buổi sáng khiến cho buổi sáng nay thật là ấm áp.

Note:
Top: Bánh mỳ mới nướng, bột nhào
Mid: Vỏ bánh mỳ ấm nóng
Base: Bơ tan chậm

Nhưng em này mình không thấy mùi bơ mạnh lắm, thấy rất rõ mùi ruột bánh mỳ, vỏ bánh mỳ nướng tới (không phải nướng cháy).

Hôm nào mà không ăn sáng thì sẽ thẩm em này cho ứa nước miếng hihi! Hoặc đêm hôm mà thẩm em này chắc cũng sẽ gào thét vì thèm bánh mỳ.

Mình cũng muốn tìm một vị nến cà phê khét của Việt Nam, để vừa ăn bánh mỳ, vừa làm ly cafe bằng nến combo.

#maireviewnen #reviewnen #reviewnengoosecreek #reviewnenthom #reviewgoosecreek

Categories
Review nến BBW Review nến Goose Creek

Review nến Turkish Coffee Goose Creek và Paris Cafe BBW

Review 2 em nến cafe.

Review nến Turkish Coffee Goose Creek và Paris Cafe BBW
Review nến Turkish Coffee Goose Creek và Paris Cafe BBW

Mấy hôm nay mới rước được 2 em cafe này về nhà. Thật hợp cho môt con nghiện cafe như mình.

Em Turkish Coffee của Goose Creek thấy mùi cafe siêu siêu đậm luôn. Kiểu cafe pha rất đặc ý. Base có chút sữa ngọt nhưng mình thấy mùi cafe đậm pha át hết.

Em Paris Cafe Au Lait BBW thì chính là Paris Cafe, nhưng vỏ thì đẹp xỉu. Cái nắp còn lượn lượn kia, rất đặc biệt, mình nhận đc thấy sướng quá luôn. Về mùi thì thấy hơi giống cafe bột kiểu G7 lúc pha lên.

Sáng nay cũng mở một túi cafe Arabica-Culi của Phúc Long thấy mùi cafe đen hơi khét và thanh thanh. Không biết bao giờ mới có cái mùi cafe này. Mình thấy Yankee từng có Roasted Coffee có vẻ cũng là cafe đen, nhưng đã retire rồi.

Cao nhân nào làm được nến cafe đen rang cháy thì tha hồ bán ở VIệt Nam nè.

#maireviewnen #reviewnen #reviewnenthom